Được ghi công lao, tôn thờ Vũ_Thị_Ngọc_Huấn

Tại Quế phủ (Phủ Chúa)

Sau khi bà mất, nhớ tới công ơn, dân làng Xuân Tảo và vùng ven kinh thành bên Hồ Tây đã lập Châu cung Quế phủ (còn gọi là Phủ Chúa, nay là Khu Lộc, phường Xuân Đỉnh) và dựng tượng thờ bà. Pho tượng Chiêu nghi Vũ Thị Ngọc Xuyến (Ngọc Huấn) tại Quế phủ là một trong hai pho tượng thuộc loại điêu khắc chân dung quý hiếm ở Việt Nam (pho tượng thứ hai là Thiền sư Từ Đạo Hạnh ở chùa Láng).

Pho tượng Chiêu Nghi Vũ Thị Ngọc Xuyến được đan bằng mây song bên trong, bên ngoài sơn mài, được tạo hình có tỷ lệ các kích thước như người thật. Tượng Bà ngồi trong thế ngồi thanh nhàn, đế vương, tay phải đặt trên gối, tay trái đặt trên đùi, thể hiện được những chuẩn mực về vẻ đẹp của phụ nữ Á Đông, kiêu sa, quý phái nhưng lại hiền từ, phúc hậu. Làng Xuân Tảo nổi tiếng về đan mây tre nên pho tượng là tác phẩm của chính nhưng người nghệ nhân trong làng[8],[9],[10]. Ngày nay, hàng năm, dân làng Xuân Đỉnh và vùng ven đô bên Hồ Tây vẫn làm lễ những ngày húy kỵ của Bà, và gọi là bà Chúa Châu cung Quế phủ (Quế phủ được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội công nhận di tích lịch sử nghệ thuật năm 2007). Ngoài ra, Khu Lăng mộ của Bà hiện được tôn tạo, khang trang tại Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội.

Tại Đền Sóc (Phù Đổng Thiên Vương)

Hai bên Đền chính có hai ngôi đền phụ. Đền bên trái thờ quan Thái giám, có công phân chia lại đất cho Xuân TảoQuán La; Đền bên phải thờ bà Vũ Thị Ngọc Xuyến và con gái là Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Giang đã có công đức tu sửa lại Đền Sóc[6]. Đằng sau Đền còn một tấm bia đá lớn chạm rồng chầu mặt nguyệt, có tiêu đề “Báo đức bi ký” ghi công đức của mẹ con Bà trong việc tu sửa Đền và đối với dân làng Xuân Tảo. Bia dựng năm Chính Hòa thứ 7 (1686), do tiến sĩ họ Lê, tự là Sơn Khê, chức Bồi tụng Lại bộ thị lang, tước Lai sơn Nam soạn[10]. Ngày nay, Đền Sóc đã được Bộ Văn hóa -Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp nhà nước (ngày 15 tháng 11 năm 1991)[6].

Tại Khu Đền Bà Chúa Me (Hải Dương)

Tại Hải Dương từ trước đến nay mới biết đến ba trường hợp được lập sinh từ, gồm Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn; Thiếu úy, Thái bảo, Quận công Đinh Văn Tả ở thành phố Hải Dương và Chiêu nghi Vũ Thị Ngọc Huấn ở thôn Phục Lễ, xã Vĩnh Hồng, Bình Giang[11]. Trong nhà bia, có hai tấm bia: Một Bia được lập năm 1679, ghi lại công đức của Bà, do Tham tòng Công bộ Thượng thư, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Quận công Hồ Sỹ Dương phụng soạn; tấm bia thứ 2, nói về việc thờ cúng. Tấm bia này được lập năm Chính Hòa 17 (1696), do Tiến sỹ Lê Phủ, chức Tham tụng, Thượng thư Hình bộ Tri trung Thư giám, tước Lai sơn tử phụng soạn[2]. Hiện nhà Bia sinh từ thuộc quần thể Khu tích Đền Bà Chúa Me, di tích lịch sử cấp tỉnh (theo Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2019 của UBND tỉnh Hải Dương)[12]. Tại đây, lăng mộ của Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Án cũng được tôn tạo, xây dựng lại trong Khu Di tích.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vũ_Thị_Ngọc_Huấn https://bachuame.com/noi-dung-van-bia-hon-300-nam-... https://bachuame.com/phuc-le-vinh-hong-vung-dat-cu... https://daibieunhandan.vn/van-hoa/Van-bia-hon-300-... https://baohaiduong.vn/le-hoi/binh-giang-khanh-tha... https://quangduc.com/images/file/KZPU77gk0AgQAKVI/... http://bachuame.com/ https://baohaiduong.vn/di-tich/nhung-di-tich-o-lan... https://bactuliem.hanoi.gov.vn/du-lich-bac-tu-liem... https://hanoimoi.vn/lang-xuan-dinh-130767.html